image bannerimage bannerimage banner
Bảo tàng tỉnh : khai mạc hoạt động các loại hình văn hóa dân gian Chăm và lễ tiếp nhận hiện vật, cổ vật

Nhân dịp kate chăm năm 2023, Sáng 17/10, tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm đóng trên đại bàn xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình. Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đã khai mạc hoạt động các loại hình văn hóa dân gian Chăm,  tiếp nhận hiện vật cổ vật và trưng bày chuyên đề trang sức xưa của người chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ  ở Tây Nguyên.

 Tham dự có ông Võ Thành Huy – Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bình Thuận , bà Thnah Thị Kỷ, Trưởng ban dân tộc HDND tỉnh. Cùng dự còn có lãnh đạo một số ban ngành, các vị chức sắc tôn giáo, nhân sỹ trí thức người Chăm, du khách,  nhân dân và học sinh.

Tại đây, các đai biểu thưởng thức chương trình văn nghệ dân gian Chăm do đàon nghệ thuật bán chuyên dân gian Chăm thuộc trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện Bắc Bình biểu diễn.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Đoàn Văn Thuận – Giám đốc Bảo tàng tỉnh  nhấn mạnh: "Văn hóa của dân tộc Chăm là một bộ phận không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc Việt Nam, tạo nên sắc thái văn hóa đa dân tộc. Chính vì vậy, hoạt động tại Trung tâm TBVH Chăm luôn hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm nhằm góp phần xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần tác động tích cực đối với cộng đồng người Chăm trong việc  bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống của dân tộc mình".

Trung tâm trưng bày Văn hoá Chăm từ khi mới thành lập, đa phần các hiện vật trưng bày đều là hiện vật phục chế lại. Với quyết tâm sưu tầm, trao đổi và vận động nhân dân hiến tặng các hiện vật gốc nhằm thay thế các hiện vật phục chế. trong năm 2023, Trung tâm đã vận động hiến tặng được 85 hiện vật liên quan đến văn hóa Chăm, nâng tổng số hiện vật gốc của trung tâm lên được hơn 1.500 hiện vật.

Tại buổi lễ, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tiếp nhận tiếp nhận sự trao tặng hiện vật từ các ông: Nguyễn Ngọc Ẩn, Nguyễn Văn May ở Tp. Phan Thiết, ông Trượng Văn Sướng ở huyện Ninh Phước, ông Thái Tùng Lâm và Nguyễn Quốc Dũng ở Tp. Đà Lạt và ông  Nguyễn Minh Kiệt, ở xã Phan Rí Thành,  sự đóng góp của các nhà sưu tập đã góp phần vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa, đóng góp vào sự phát triển du lịch tỉnh nhà, nâng tổng số hiện vật gốc của trung tâm lên hơn 1.500 hiện vật.

Sau nghi thức cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ  ở Tây Nguyên. các đại biểu tham quan nhà trưng bày, trưng bày triễn lãm, các hoạt động trình diễn nghề gốm, dệt và bánh gừng truyền thống của người Chăm. Sau khi tham dự các hoạt động tại buổi lễ tiếp nhận hiện vật, cổ vật . Tiến sĩ Anne - Valirie, nhà nghiên cứu về văn hóa chăm cổ Chăm Pa đến từ trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp đã nói: “ Bản thân  rất vinh dự khi có mặt ở đây hôm nay, mọi thứ thể hiện rất rõ cuộc sống của đồng bào Chăm; cuộc triển lãm vô cùng thú vị. Những điệu múa, những bài hát đã cho bà biết được các người dân ở đây đã lưu giữ rất tốt văn hóa của người Chăm tại trung tâm”.

.Dịp này, ban tổ chức tổ chức thi viết chữ Chăm, thu hút 28  thí sinh tham gia. Trong đó có 12 thí sinh là người địa phương, số còn lại đến từ các huyện Tuy Phong và Hàm Thuận Bắc .Qua đó, chọn ra những bài viết đạt yêu cầu để trao giải thưởng, gồm 1 giải nhất, hai giải nhì và 3 giải ba.  Thí sinh Đàng Xuân Diễm đến từ thôn Lạc Trị,  xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong xuất sắc đạt giải nhất./.

                                                                                   Tương Lai

TRANG TRUYỀN HÌNH
  • Tham quan Hồ Cà Giây
  • Cung đường Bàu Trắng
1 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Chung nhan Tin Nhiem Mangipv6 ready