Những năm qua, nông dân xã Hồng Phong đã đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có
giá trị kinh tế cao. Việc chuyển đổi trên đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất
trên từng đơn vị diện tích, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
Nếu như trước đây xã Hồng Phong được biết đến là nơi
đất đai khô cằn với khí hậu khắc nghiệt, thì nay với việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phù hợp, những vùng đất hoang hóa, khô cằn nay được thay bằng màu xanh cây trái. Trong đó
nhiều loại cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất này
như: Thanh long, dừa, mãng cầu, ... việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng
mang lại kết quả đáng ghi nhận, như một điểm nhấn để địa phương tiếp tục nhân
rộng trong những năm tiếp theo.
Một trong những hộ chuyển đổi cây trồng cho hiệu quả
cao của xã Hồng Phong là hộ bà Lê Thị Lợi, thôn Thanh Thịnh. Trước kia, mảnh
vườn của gia đình chủ yếu trồng đậu, dưa do đất ở đây quanh năm khô cằn và hầu
như chỉ trông chờ vào nước trời để sản xuất, năm 2014, gia đình chuyển đổi
sang trồng hơn 200 cây dừa, hơn 100 cây mãng cầu đến nay mảng cầu đã cho thu hoạch quả
bói từ năm ngoái, còn cây dừa đã cho thu hoạch hơn 2 năm nay. Bà Lợi chia sẻ: “
Cây mãng cầu và cây dừa rất dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, ít sâu bệnh, ít rủi ro
hơn so với nhiều loại cây trồng khác”.
Với đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần ham học
hỏi, mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Bà Lợi đã xây dựng được mô
hình kinh tế mang lại hiệu quả bước đầu khả quan. Đây là 1 trong những hộ đi
đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, góp phần chuyển đổi
cây trồng ở địa phương. Thành công
bước đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên chính mảnh đất quê hương, bà
Lợi còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ăn quả
cho các hộ gia đình trong xã, rất nhiều hộ nông dân ở địa phương đã học tập và
làm theo. Dự định trong thời gian tới, Bà tiếp tục nhân rộng diện tích bằng việc trồng
thêm các loại cây ăn trái cho thu nhập cao, vừa tăng thu nhập vừa để bà con
tham quan học tập.
Đến thăm vườn thanh long,
dừa, mô hình nuôi dông của gia đình ông Võ Văn Giác, thôn Thanh Thịnh, xã Hồng
Phong, thấy cây trái sai trĩu quả khiến ai cũng xuýt xoa. Đây là năm
thứ ba vườn dừa, tahnh long của gia đình cho trái. Năm trước, thu nhập của vườn
dừa, thanh long này cũng hơn 30 triệu
đồng. Theo tính toán của ông Giác, năng suất của vườn cây của ông gồm Thanh
Long, dừa và mô hình nuôi dông trên 100 m2 gồm trên 200 con dông lớn nhỏ sẽ cho
thu nhập còn cao hơn năm trước. Ông Giác
cho biết: “Với lợi ích kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, tôi nghĩ mình mạnh dạn chuyển đổi cây trồng thời gian trước là đúng. Dừa
dễ chăm sóc, Con dông có sức sống tốt nên rất dễ nuôi, chỉ cần tạo môi trường
gần với tự nhiên và cung cấp đủ nguồn thức ăn là đợi đến mùa thu hoạch, thức ăn
của dông chủ yếu là rau, củ, quả…”.
Thấy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của gia đình ông Giác đạt hiệu quả, nhiều hộ
cũng đến tham quan, học tập.
Đây là hai hộ điển hình trong việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi của xã Hồng Phong bước đầu cho hiệu quả khả quan, Từ kết
quả trên cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là phù hợp với điều kiện
thực tế tại các vùng sản xuất thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước tưới
phải bỏ vụ, năng suất cây trồng thấp; tạo một số hiệu ứng tích cực trong sản
xuất nông nghiệp, nhất là mở ra hướng đi mới trên vùng đất cho thu nhập thấp sang luân canh có thu nhập cao,
tiết kiệm nước, qua đây cho thấy việc chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi phù hợp với vùng đất khô hạn của địa phương đã mang lại hiệu quả cho
nông dân.
Có thể nói, hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng
thời gian qua ở xã Hồng Phong đã khẳng định hướng đi đúng đắn trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của địa phương, đời sống người dân từng bước được nâng lên, góp
phần xây dựng địa phương ngày một phát triển.
Chung Diễm