image bannerimage bannerimage banner
Họp thảo luận Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ và chế biến
( http://haininh.bacbinh.binhthuan.gov.vn )
Họp thảo luận Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ và chế biến
Lượt xem: 329
     
 

 

(binhthuan.gov.vn) Sáng ngày 19/4/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải chủ trì cuộc họp nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ và chế biến bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2030. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

 

Báo cáo tại cuộc họp, Đơn vị tư vấn (Phân viện điều tra, quy hoạch rừng Nam Bộ) cho biết, Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ và chế biến bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2030 nhằm phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng ổn định trên cơ sở đảm bảo duy trì diện tích rừng trồng hiện có, nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh rừng trồng bằng thâm canh; tập trung phát triển rừng trồng có chứng nhận quản lý rừng bền vững, rừng trồng gỗ lớn. Đến năm 2030, phấn đấu ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh trở thành ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần quan trọng trong cơ cấu phát triển công nghiệp tỉnh; đóng góp tỷ trọng lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

 

Lãnh đạo Phân viện điều tra, quy hoạch rừng Nam Bộ báo cáo tại cuộc họp

 

Cụ thể, từ nay đến năm 2025, diện tích vùng cung cấp gỗ nguyên liệu toàn tỉnh là 55.493 ha, trong đó rừng trồng có chứng nhận quản lý rừng bền vững đạt 8.444,03 ha, rừng trồng gỗ lớn 400 ha; bình quân hàng năm khai thác rừng trồng tập trung khoảng 2.650 ha và cung cấp khoảng 212.000 m3 gỗ cho thị trường, với mức tăng trưởng khoảng 10%/năm cho những năm tiếp theo. Nâng cao nhận thức của người trồng rừng, chuyển dần từ trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang trồng kinh doanh gỗ lớn, kéo dài thời gian khai thác gỗ rừng trồng, trước mắt dịch chuyển dần từ thời gian khai thác theo chu kỳ 4 - 5 năm hiện nay đến năm 2025 lên chu kỳ 7 năm đối với rừng gỗ nhỏ. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt hơn 20 triệu USD. Xây dựng  01 vườn ươm nuôi cấy mô giống cây lâm nghiệp; xây dựng 01 nhà máy sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu; xây dựng 01 Trung tâm phân phối gỗ nguyên liệu và trưng bày sản phẩm đồ gỗ.

 

Trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận tiếp tục duy trì diện tích vùng cung cấp gỗ nguyên liệu toàn tỉnh là 55.493 ha, trong đó rừng trồng có chứng nhận quản lý rừng bền vững đạt 9.347,9 ha, rừng trồng gỗ lớn 1.000 ha. Bình quân hàng năm khai thác rừng trồng tập trung khoảng 3.975 ha và cung cấp khoảng 357.750 m3 gỗ cho thị trường, với mức tăng trưởng khoảng 10%/năm cho những năm tiếp theo. Phấn đấu giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ, lâm sản đạt trên 25 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng đảm bảo bình quân đạt trên 8%/năm. Hoàn thiện xây dựng 01 nhà máy sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu; hoàn thiện xây dựng 01 trung tâm phân phối gỗ nguyên liệu và trưng bày sản phẩm đồ gỗ.

 

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải phát biểu chỉ đạo cuộc họp

 

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải đề nghị Đơn vị đơn vấn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp hoàn chỉnh Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ và chế biến bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2030. Trong đó, tập trung bổ sung thêm các cơ sở pháp lý có liên quan để thực hiện Đề án; định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gỗ và chế biến bền vững trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021 – 2030; xác định rõ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể để phát triển vùng nguyên liệu gỗ và chế biến trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, từ đó đề xuất các giải pháp đột phá nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của tỉnh trong lĩnh vực này và phát huy được vị trí địa lý của địa phương.

http://haininh.bacbinh.binhthuan.gov.vn
TRANG TRUYỀN HÌNH
  • Tham quan Hồ Cà Giây
  • Cung đường Bàu Trắng
1 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang